Hệ thống thông gió – giải pháp chống nóng hiệu quả cho những ngày hè

Nhiệt độ tỏa ra từ các trang thiết bị máy móc, bụi bặm trong quá trình sản xuất. Cùng với nhiệt độ oi nóng của thời tiết trong những ngày hè như thế này làm không khí bên trong các nhà xưởng vô cùng nóng bức, ngột ngạt. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người lao động. Đồng thời cũng làm giảm đáng kể hiệu quả công việc trong quá trình lao động. Vì vậy một trong những vấn đề được các chủ doanh nghiệp đặt ra đó là làm sao để có thể khắc phục tối đa tình trạng này bằng các phương pháp tiện kiệm tối đa chi phí nhất. Và giải pháp thông gió nhà xưởng – hay hệ thống thông gió nói chung được coi là một trong những phương pháp giúp bạn có thể khắc phục và giải quyết vấn đề này!

Và nếu như bạn đang thắc mắc hay phân vân khi chưa hiểu rõ về hệ thống này cũng như cơ chế của nó thì đừng vội đi đâu nhé! Thông gió – điều hoà Kaiyo đã có mặt để có thể giải đáp tận tình những thắc mắc của bạn!

Một số thành phần quan trọng trong hệ thống thông gió nhà xưởng

Hệ thống thông gió

Hệ thống thông gió thực chất là một trong nhiều hệ thống giúp điều hoà không khí bên trong một khu vực, một không gian giới hạn. Với khả năng cung cấp lượng không khí có lượng nhiệt mát; hạn chế một lượng bụi bẩn không nhỏ. Nhằm tạo nên một môi trường làm việc thông thoáng nhất.

Ngoài ra chúng còn có thể hạn chế tối đa lượng chất thải, nhiệt thừa; cung cấp lượng oxi cần thiết cho người. Đặc biệt trong một vài trường hợp, chúng còn được coi là một trong những giải pháp khắc phục một sự cố như: hoả hoạn, hay lan toả chất độc hại…

Khác với cơ chế của hệ thống điều hoà công nghiệp. Hệ thống thông gió được coi là hệ thống có chi phí vận hành thấp hơn. Song với nhiều nhà xưởng, khu, địa điểm có tính chất đặc biệt thì việc đầu tư hệ thống lạnh được coi là tất yếu, không thể thay thế bằng hệ thống thông gió thông thường.

Phân loại hệ thống thông gió

Phân loại theo hướng chuyển động của gió

Thông gió kiểu thổi: 

Là phương pháp thổi không khí sạch vào phòng, đẩy không khí thải ra bên ngoài qua các khe hở của phòng nhờ tính chất chênh lệch áp suất. Phương pháp thông gió kiểu thổi có ưu điểm là có thể cấp gió đến các vị trí cần thiết, nơi tập trung nhiều người; hoặc có nhiều nhiệt thừa, ẩm thừa, tốc độ gió luân chuyển thường lớn. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là áp suất trong phòng là dương nên gió có thể tràn ra theo mọi hướng; gây hiệu quả thông gió chưa cao.

Thông gió kiểu hút:

Thông gió kiểu hút là phương pháp hút xả không khí bị ô nhiễm ra khỏi phòng và đẩy lượng không khí sạch bên ngoài tràn vào phòng theo các khe hở; hoặc cửa lấy gió tươi nhờ tính chất chênh lệch áp suất.

Thông gió kiểu hút xả có ưu điểm là có thể hút trực tiếp không khí ô nhiễm tại nơi phát sinh; không cho chúng phát tán ra ngoài. Tuy chúng không yêu cầu và đòi hỏi hệ thống quá lớn, nhưng hiệu quả hoạt động lại cao. Song phương pháp này cũng có tồn tại một số nhược điểm là gió tuần hoàn trong phòng rất thấp; hầu như không có sự tuần hoàn đáng kể, mặt khác không khí tràn vào phòng tương đối tự do. Do đó khó kiểm soát được chất lượng gió vào phòng; hơn hết thì không khí từ những vị trí không mong muốn có thể tràn vào.

Thông gió kết hợp:

Là phương pháp sử dụng cả hút xả, lẫn thổi vào phòng, đây là phương pháp được đánh giá là khá hiệu quả. Thông gió kết hợp giữa hút xả và thổi gồm hệ thống quạt hút và thổi. Vì vậy chúng có thể chủ động hút không khí ô nhiễm tại những vị trí phát sinh chất độc, và cấp gió tưởi vào những vị trí yêu cầu. Tuy nhiên phương pháp kết hợp có nhược điểm là chi phí đầu tư cao hơn.

Phân loại theo động lực tạo ra thông gió

Thông gió tự nhiên: Là hiện tượng trao đổi không khí trong nhà và ngoài trời nhờ chênh lệch cột áp. Thường cột áp được tạo ra do chênh lệch nhiệt độ giữa bên ngoài và bên trong, do dòng gió tạo nên.

Thông gió cưỡng bức: Quá trình thông gió thực hiện bằng ngoại lực tức là sử dụng quạt.

Phân loại theo mục đích

Thông gió bình thường: Mục đích của thông gió nhằm loại bỏ các chất độc hại, nhiệt thừa, ẩm thừa và cung cấp ôxi cho sinh hoạt cho con người.

Thông gió sự cố: Nhiều công trình có trang bị hệ thống thông gió nhằm khắc phục các sự cố xảy ra. Ví dị như khi hoả hoạn, hệ thống hoạt động và tạo áp lực dương trên nhưng đoạn này để lửa không thâm nhập các cầu thang và cửa thoát hiểm. Giúp người trong không gian sự cố có thể nhanh chóng di chuyển ra nơi an toàn.

Một số phương pháp thiết kế:

Thông gió tự nhiên

Thông gió tự nhiên là tạo sự thông thoáng cho môi trường làm việc bằng cách bố trí cửa lấy gió và thải gió một cách hợp lý. Giúp cho không khí lưu thông tuần hoàn tốt nhất. Ưu điểm là chi phí đầu tư thấp, không tốn điện cho động cơ. Nhược điểm dễ thấy là hiệu suất không cao, và chúng phụ thuộc nhiều vào hướng gió, không gian.

Phương pháp: Bố trí lam gió lấy gió và thải gió đối xứng nhau để tạo hiệu quả tốt nhất. Lam gió phải bố trí hợp lý với tường và đặc biệt phải che được mưa hoặc có thể sử dụng quả cầu gắn trên mái để tăng cường đối lưu không khí.

Thông gió cơ khí không sử dụng kênh dẫn gió

Nguyên lý:

Phương pháp này giống như phương pháp thông gió tự nhiên nhưng khác ở chỗ thay vì đặt lam gió ta đặt quạt hút trên tường. Ở phía đối diện ta đặt những lam gió có lưới lọc bụi hoặc tấm lọc công nghệ để lấy gió bên ngoài vào. Khi quạt hút gió hoạt động thì sẽ tạo ra sự chênh áp bên trong xưởng; gió tươi bên ngoài sẽ tự động tràn vào để thay thế lượng khí thải hút ra.

Tính toán lưu lượng hút ra để chọn quạt thích hợp:

Theo TCVN mỗi người cần tối thiểu 20 m3 không khí trong 1 giờ. Lưu lượng cần thông gió = số người x 20m3.

+ Tính số người trên mét vuông sàn = Diện tích / 0,7 người /m2 sàn.

Ví dụ ta có diện tích nhà xưởng là: S = 1000 m2.

Số người phân bố: 1428 người.

Lưu lượng thông gió: Vt = 1428×20 = 28,560 m3/h.

Thông gió cơ khí sử dụng kênh dẫn gió

Nguyên lý:

Hệ thống thông gió làm mát dùng kênh phân phối gió hoạt động. Dựa theo nguyên lý hút không khí tươi từ bên ngoài và lượng không khí này sẽ được thổi qua một màng lưới giấy có dạng tổ ong.

Màng lưới giấy được làm bằng nguyên liệu bột gỗ thông nên khả năng hấp thu nước cao, lọc bụi rất tốt, không bị mốc, biến dạng. Lượng không khí tươi ở môi trường bên ngoài sau khi được thổi qua màng lưới bằng giấy (đã được tưới nước, nước bơm tưới liên tục lên màng lưới bằng giấy thông qua bộ van tự động cấp – xả). Nhiệt độ sẽ được giảm nhiệt độ xuống khoảng từ 30C – 50 độ C so với nhiệt độ bên ngoài.

Lượng không khí đã được làm mát này sẽ được thổi liên tục vào nhà xưởng (bởi một moteur quạt). Đồng thời cũng sẽ đẩy không khí nóng và ô nhiễm trong nhà xưởng ra ngoài. Tạo nên một môi trường làm việc thoáng mát. Cự ly gió đạt mức tối đa đến 25m.

Lưu ý:

Hệ thống này cũng làm độ ẩm trong phòng tăng từ 3% – 5%. Trung bình khoảng 2 phút thì lượng không khí trong phòng được thay đổi (bằng lượng không khí tươi được hút từ ngoài trời đưa vào phòng). Hệ thống được thiết kế với 3 chế độ vận tốc gió nên dễ dàng đáp ứng nhu cầu riêng của từng đối tượng sử dụng (lượng gió cung cấp có thể đạt đến 17.000 m3/giờ). Một hệ thống thông gió làm mát có khả năng làm mát cho diện tích khoảng 130m2.

Thông gió kết hợp làm mát nhà xưởng

Nguyên lý:

Hệ thống thông gió kết hợp làm mát nhà xưởng hiện nay đang được sử dụng rất rộng rãi. Vì những ưu điểm lớn so với hệ thống điều hòa không khí. Nổi bật nhất là chi phí đầu tư thấp và chi phí điện năng tiêu thụ chỉ bằng 1/10 so với sử dụng hệ thống điều hòa.

Số liệu khảo sát trên không gian làm việc 1000 m2
Năng suất làm lạnh Kiểu Hệ thống làm mát Hệ thống điều hòa Hệ thống quạt
Công suất 16.000 m3/h 400.000 Btu/h 40.000 m3/h
Công suất điện 1,1 kW 54 kW 7.1 kW
Không gian làm việc Diện tích ( m2) 1000 1000 1000
Chiều cao (m) 4 4 4
Số lần trao đổi trên giờ 30 tuần hoàn 30
Chỉ số năng lượng tiêu thụ Tổng số đơn vị lắp đặt 8 2 3
Tổng điện tiêu thụ (kW) 8.8 108 22.5
Tổng điện sử dụng 10h/ngày và 26 ngày/tháng 27,456 kWh trên năm 336,960 kWh trên năm 70,200 kWh trên năm
% điện tiêu thụ 8% 100% 21%
Sự khác nhau giữa các phương pháp Đẩy hơi nóng ra và làm mát không khí, làm sạch và cấp gió tươi Vòng tuần hoàn kín.Trong trường hợp có nhiệt sinh ra thì nó không hiệu quả Tuần hoàn không khí nhưng không hạ nhiệt độ khi nhiệt độ môi trường tăng

Hệ thống này được coi là sự kết hợp tổng hoà giữa khả năng làm mát ưu việt của máy làm mát, khả năng điều phối luồng không khí của quạt và khả năng dẫn chuyển luồng không khí tươi mới đến rất nhiều vị trí cần thiết của hệ thống kênh phân phối gió (hệ thống đường ống gió).

Lưu ý:

Từ bảng khảo trên khi lựa chọn thiết kế điều hòa và thông gió. Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng có nên lắp đặt hệ thống điều hòa hay không. Nếu không phải là môi trường đặc biệt yêu cầu độ ẩm khắt khe; thì thiết kế hệ thống làm mát là một lựa chọn thích hợp và kinh tế nhất. Và chỉ với 20 – 30 ngày là bạn đã có thể hoàn thiện và đưa hệ thống đi vào hoạt động hiệu quả – đối với không gian nhà xưởng có diện tích vừa và nhỏ.

Hệ thống thông gió được kết hợp với hệ thống làm mát nhà xưởng 

Trên được coi là những kiến thức cơ bản nhất về hệ thống thông gió; được cung cấp và tư vấn bởi chuyên gia thông gió – điều hoà Kaiyo Việt Nam. Mong rằng thông qua những thông tin chúng tôi vừa gợi mở; những quý khách hàng đang còn băn khoăn về hệ thống này đã có thể có được những lời giải đáp chính xác nhất cho mình.

Và để có thể tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm, yêu cầu, cách tính toán; cũng như cách lắp đặt hệ thống thông gió này. Mời quý bạn đọc hãy cùng theo dõi những thông tin tiếp theo đến từ thông gió – điều hoà Kaiyo nhé!  

Thiết kế, thi công hệ thống thông gió, điều hoà không khí chất lượng 

Hotline: 0918 101 289 – 0987 86 92 92

Thông gió – điều hoà – làm mát nhà xưởng đến ngay: thonggionhaxuong.net

Facebook: Gia công sản xuất ống gió

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *