Trên thực tế với mỗi điều kiện không gian khác biệt; cùng nhu cầu sử dụng của mỗi hệ thống quý khách hàng; thì hệ thống thông gió lại được các đơn vị thiết kế thi công tổ chức với rất nhiều phương pháp riêng biệt. Trong đó ngoài yếu tố về điều kiện kinh tế; thì yếu tố về điều kiện môi trường được coi là yếu tố quyết định hàng đầu tới việc thiết kế hệ thống thông gió này.
Và nếu như bạn cũng đang băn khoăn; hay thắc mắc về hệ thống thông gió trong từng môi trường riêng biệt? Ngay sau đây xin mời quý bạn đọc hãy cùng theo dõi những chia sẻ được tổng hợp và giới thiệu bởi chuyên gia của thông gió – điều hoà Kaiyo nhé!
Hệ thống thông gió được lắp đặt kết hợp cùng hệ thống làm mát nhà xưởng
Thông gió điều hoà theo từng môi trường riêng biệt
Để có thể có được một hệ thống thông gió hoạt động hiệu quả; thì việc cân nhắc và thiết kế chúng; nhằm phù hợp với từng môi trường cụ thể được coi là một việc làm tiêu tốn khá nhiều công sức trong quá trình thiết kế và thi công lắp đặt hệ thống này. Và muốn thực hiện được công việc này thì người thiết kế cần nắm bắt được đầy đủ những thông tin về:
Các công việc cần thực hiện trong quá trình thiết kế hệ thống thông gió
+ TSTT hợp lý của không khí bên trong nhà phục vụ cho yêu cầu hoạt động nghề nghiệp và công nghệ. Ngoài yếu tố này ra thì yếu tố về từng thành phố, vùng miền cũng là một điểm đáng cân nhắc; để tính toán của bạn có được những kết quả chính xác nhất
+ Tiêu chuẩn giới hạn nồng độ cho phép của hoá chất và bụi trong khống khí theo vùng làm việc
+ Lưu lượng không khí ngoài trời (gió tươi) cho các phòng được thông gió cơ khí
+ Xác định được lương lượng và nhiệt độ không khí cấp vàp phòng
+ Cấu kiện và vật liệu đường ống gió
+ Kích thường đường ngoài tiết diện ngang của ống gió; và kim loại và độ dày yêu cầu
+ Tính toán lưu lượng khi có cháy
+ Thiết kế chính xác hệ thống chính xác; nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn phía trên.
Lưu ý:
Và nếu như bạn chưa kiếm tìm được những tài liệu khoa học nào để có thể dựa làm cơ sở thì đừng lo lắng nhé. Tất cả những kiến thực phía trên đều được tổng hợp và tái hiện trong hệ thống tài liệu: Thông gió – điều hoà hoà không khí tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5687: 2010 được TCVN 5687:2010 do Trường Đại học Xây dựng biên soạn. Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định; Bộ Khoa học và Công nghệ công bố trong phụ lục A, D, G, H, I. K, L.
Thiết kế hệ thống thông gió – làm mát với từng phân xưởng
Thông gió cho phân xưởng nóng
Phân xưởng nóng là những phân xưởng mà độc hại toả chủ yếu là nhiệt đối lưu và nhiệt bức xạ. Trong đó thì nhiệt lượng thừa này phụ thuộc và thay đổi theo từng mùa; chúng tôi tạm chia chúng ra thành 2 mùa cơ bản là mùa đông và mùa hè.
Đối với phân xưởng có nhiệt lượng thừa trong cả hai mùa:
+ Hút cục bộ cơ khí hay tự nhiên các thiết bị toả nhiều độc hai như: Các lò làm việc bằng nhiên liệu rắn hay lỏng
+ Thổi hút cục bộ cơ khí dạng hoa sen không khí tại các vị trí thao tác chịu bức xạ lớn hơn hoặc bằng 250W/m2
+ Thông gió thổi hoặc hút chung tự nhiên bằng cách thổi không khí qua các cửa dưới; và hướng không khí vào vùng làm việc. Đồng thời hút từ vùng trên qua các cửa mái hay chụp hút tự nhiên đặt trên mái
+ Nếu bỏ thêm chi phí đầu tư để đạt hiệu quả cao hơn; thì tại các vị trí chịu tác động thường xuyên của nhiệt độ cao và nhiệt bức xạ. Bạn cũng có thể thiết kế các Cabin được thông gió và một lưu ý đó là: Hệ thống gió bạn cần xử lý không khí đặc biệt là vào mùa hè.
Đối với phân xưởng có nhiệt lượng thừa lớn vào mùa hè:
+ Hệ thống hút cục bộ cơ khí hay tự nhiên làm việc hết năng suất
+ Hệ thống thổi cục bộ làm việc, nếu cần phải làm lạnh không khí bằng đoạn nhiệt
+ Thông gió chung tự nhiên thổi qua cửa sổ ở độ cao vùng làm việc và hút qua cửa mái; hay chụp thải được đặt ở mái của phân xưởng. Cửa ra vào mùa hè nên mở để lấy không khí ngoài bằng thông gió tự nhiên.
Thông gió cho phân xưởng ẩm ướt
Đối với phân xưởng ẩm nguội:
+ Hút cục bộ nhằm hạn chế tỏa ẩm từ các thiết bị; để hiệu quả nhất ta nên dùng các chụp hút kín. Ngoài ra có thể dùng tủ hút, chụp hút trên thành và vách ngăn kiểu bình phong.
+ Thông gió chung được tính toán để khử nhiệt thừa và ẩm thừa.
+ Phân phối không khí thổi có thể phân tán bằng cách thổi qua mạng lưới đường ống nhánh, hay thổi tập trung. Khi thổi phân tán, tổ chức thổi và hút có thể không có ý nghĩa thực sự. Thổi phân tán làm giảm độ ẩm tương đối của không khí; vì không khí ngoài có dung ẩm nhỏ hơn so với không khí trong phòng.
Đối với phân xưởng ẩm nóng:
+ Hút cục bộ tại các thiết bị tỏa nhiệt và hơi nước. Điều này phụ thuộc vào loại thiết bị và đặc điểm công nghệ; mà chúng ta dùng chụp hút, tủ hút hay chụp hút – rèm không khí. Lưu ý là lưu lượng hút cần được tính toán chính xác để có thể khử ẩm.
+ Hút chung được tính toán để khử ẩm mà chụp hút cục bộ không hút hết và các thiết bị không có chụp hút cục bộ.
+ Thổi chung được tính toàn để bù lưu lượng hút. Thổi không khí có thể phân tán hoặc tập trung. Để làm sao có thể hòa trộn không khí với cường độ lớn; và để tăng nhiệt độ không khí vùng làm việc nếu cần thiết.
+ Các miệng thổi được bố trí hợp lý nhất là để thổi không khí từ trên xuống vùng làm việc. Tại khoảng trống để đi lại giữa các hàng thiết bị. Vận tốc không khí ở độ cao 1.5m cách sàn không quá 1m/s; để không gây cảm giác khó chịu cho người công nhân.
Phân xưởng tỏa khí và hơi độc
Phân xưởng rửa
+ Song song với hút cục bộ cơ khí; cần hút chung từ vùng trên để hút mù axit và hơi nước tập trung tại vùng trên của phân xưởng. Lưu lượng hút từ vùng trên không nhỏ hơn 30% tổng lưu lượng hút.
+ Trong các phân xưởng rửa không lớn có thể lắp tủ hút trên các bể. Trong trường hợp này hút chung từ vùng trên có thể không quá cần thiết.
+ Lưu lượng thổi cần tính toán bù lưu lượng hút. Về mùa hè, đối với phân xưởng rửa lắp đặt tủ hút hay chụp hút trên thành có thổi một bên; có thể dùng hệ thống thổi tự nhiên qua cửa sổ. Dòng không khí trong phân xưởng trong trường hợp này không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hút cục bộ.
+ Có biện pháp chống ăn mòn khi thiết kế các hệ thông hút.
Phân xưởng sơn
Cách thiết kế:
+ Ngoài hút cục bộ cơ khí, cần có hệ thống hút chung từ vùng dưới để hút hơi dung môi tỏa ra từ sản phẩm sơn bên ngoài buồng sơn. Đồng thời cả từ vùng trên, đặc biệt bên trên buồng sấy hay các thiết bị nóng khác. Các hệ thông hút cần đảm bảo 2/3 lưu lượng kể cả lưu lượng đi vào hệ thống hút cục bộ; hút từ vùng dưới, ở độ cao 2m cách sàn, và 1/3 lưu lượng từ vùng trên (cao hơn 2m).
+ Khí sơn phun từ sản phẩm trong buồng sơn trên băng tải sử dụng hệ thống hút cục bộ cơ khí từ các buồng thông nhau. Khi đó miệng hút cần bố trí sao cho bụi sơn chuyển động về phía đối diện với người công nhân đứng thao tác.
+ Trường hợp không sử dụng được buồng sơn; sản phẩm kích thước lớn được sơn trong phòng riêng, không có buồng sơn. Khi đó cần thiết kế hệ thống thổi – hút chung cơ khí. Hút từ vùng dưới của phân xưởng. Hợp lý hơn cả là đặt lưới hút đều trên toàn bộ diện tích bên trên mương hút.
+ Thông gió thổi cơ khí được tính toán để bụ trừ lưu lượng của các hệ thống hút.
Lưu lượng thổi nhỏ hơn lưu lượng hút 5% theo các sơ đồ thổi như sau:
+ Khi sơn trong buồng sơn, nên thiết kế thổi phân tán vào vùng làm việc hay vùng trên của phân xưởng; thổi thành luồng vào phía công nhân đứng cạnh buồng sơn.
+ Khi sơn trên lưới ngoài buồng sơn; nên thổi vào vùng trên, phân bố đều trên toàn bộ diện tích trần. Hợp lý hơn cả là thổi qua trần giả đục lỗ trên toàn bộ diện tích trần.
+ Khí sơn trong buồng sơn trên băng tải; nên thổi kết hợp chung và cục bộ. Thổi cục bộ bằng cách thổi không khí trực tiếp vào vị trí làm việc theo hướng. Đảm bảo không lôi kéo độc hại về phía người công nhân. Thổi chung phân tán trong phân xưởng sơn.
Phân xưởng tỏa bụi
Về mùa đông:
+ Tất cả các thiết bị tỏa bụi được lắp đặt chụp hút cục bộ nối với một hay vài hệ thống hút cục bộ. Nếu lượng bụi và phế liệu nhiều, hệ thống không những hút bụi mà còn vận chuyển khi ép các phế liệu. Không khí hút trước khi thải vào khí quyển được chọn lọc trong thiết bị lọc bụi.
+ Hệ thống thổi chung cơ khí được tính toán để bù trừ lưu lượng hút. Thổi phân tán chủ yếu vào vùng trên để các luồng thổi không khuấy bụi tập trung dưới sàn. Một phần không khí thổi vào vùng làm việc song song với mặt sàn với vận tốc bé.
Về mùa hè:
Thiết kế:
+ Hệ thống hút cục bộ cơ khí làm việc ở chế độ bình thường.
+ Hút chung lượng không khí bổ sung từ vùng nằm trên bằng tự nhiên hay cơ khí.
+> Trường hợp hút tự nhiên: Cần thiết kế hệ thống các chụp hút trên mái. Xác định diện tích tiệt diện chụp bằng tính toán thông gió tự nhiên dưới tác dụng của nhiệt.
+> Trường hợp hút cơ khí: Cần thiết kế hệ thống hút chung từ vùng trên của phân xưởng. Hút từ vùng trên có thể tập trung vào 1 – 3 vị trí. Hệ thống như vậy có thể thực hiện bằng thiết bị quạt đặt trên mái. Quạt trục hút đặt ở phần trên của tường phía mặt hồi hay quạt trục trong mương đặt trên mái.
Thổi chung với lưu lượng bù toàn bộ lưu lượng hút bằng cách:
+ Thổi toàn bộ lưu lượng bằng cơ khí với hệ thống thổi chung cơ khí bổ sung về mùa hè.
+ Giữ chế độ làm việc bình thường của hệ thống thổi; bổ sung lưu lượng thổi bằng cách tự nhiên qua cửa sổ
+ Chi phối tự nhiên về mùa hè.
Phân xưởng hàn
Khi bố trí phân xưởng hàn, cần bảo đảm khả năng thổi tự nhiên không khí ngoài qua các cán dưới của cửa sổ. Chiều cao phân xưởng nên khoảng 6 – 10m để bảo vệ công nhân làm việc trong phân xưởng. Để cách li ánh sáng cung lửa điện và nhiệt bực xạ từ đó, các bàn hàn nên có tấm chắn di động.
+ Khi hàn trong thể tích khép kín (hay bán khép kín) cần thổi không khí sạch vào vị trí thao tác của công nhân. Lưu lượng thổi 1000 – 2000m³/h cho một thợ hàn.
+ Nếu tại các vị trí hàn không thể lắp chụp hút cục bộ; chất độc hại được hút bằng hệ thống hút chung.
Phân xưởng cơ khí
+ Trong phân xưởng này, nguồn tỏa độc hại chủ yếu là các máy, động cơ điện. Khi máy cắt làm việc có sử dụng dầu khoáng và nhũ tương để làm nguội dao cắt; và nguồn gây ô nhiễm chính là hơi của các chất lỏng này.
+ Nếu phân xưởng có cửa mái thì biện pháp thông gió chủ yếu là trao đổi không khí có tổ chức bằng thông gió tự nhiên. Những thiết bị là nguồn tỏa bụi cần có chụp hút cục bộ. Hút tự nhiên qua các cửa mái và cánh trên của cửa sổ kính của tường bên.
+ Thông gió chung cơ khí trong phân xưởng cơ khí – lắp ráp chỉ thực hiện khi thể tích phỏng nhỏ hơn 40m³. Trong phân xưởng có các máy làm việc với nhũ tương và máy mài bóng, máy hàn…
Một số hệ thống thông gió được lắp đặt bởi thông gió – điều hoà Kaiyo
Với tổng hợp cách thiết kế hệ thống thông gió chi tiết cho từng phân xưởng; được tư vấn và gợi mở bởi chuyên gia thông gió – điều hoà Kaiyo phía trên. Chúng tôi hy vọng rằng chúng đã có thể giúp rất nhiều quý bạn đọc còn thắc mắc; hay chưa tìm được các thiết kế phù hợp cho phân xưởng của mình nhé!
Còn chần chờ gì nữa, không cần đi đâu xa. Bạn hoàn toàn có thể ghế thăm thông gió – điều hoà Kaiyo ngay hôm nay! Để có thể nhanh chóng có được những hệ thống thông gió chất lượng nhất; được tư vấn, gợi mở và lắp đặt bởi hệ thống kỹ thuật viên thiết kế hệ thống thông gió điều Kaiyo Việt Nam. Một trong những đơn vị thi công tiềm năng, chất lượng nhất tại thị trường miền Bắc.
Thiết kế, thi công hệ thống thông gió, điều hoà không khí chất lượng
Hotline: 0918 101 289 – 0987 86 92 92
Thông gió – điều hoà – làm mát nhà xưởng đến ngay: thonggionhaxuong.net
Facebook: Gia công sản xuất ống gió